RỐI LOẠN ĐIỆN THOẠI
Một người chia sẻ :
“Gần đây tôi cảm thấy mình bị mắc chứng “rối loạn điện thoại”. Mỗi sáng mở mắt dậy, việc đầu tiên chính là tìm điện thoại. Mở zalo, lướt qua nhóm bạn bè một lượt đến khi không có gì mới nữa mới thôi; rồi mở facebook lên, xem thử các ngôi sao đang nổi có tin đồn gì hay không; sau đó thì mở twitter, xem xem hôm nay có những ai chia sẻ những câu chuyện hay ho của họ. v.v…”
Chúng ta đã cứ phải dính lấy chiếc điện thoại, bất cứ lúc nào cũng sẽ nghịch màn hình một cách không tự chủ, chúng ta sẽ phấn khích với những việc xảy ra mỗi ngày. Chúng ta đã không còn đủ bình tĩnh để học hết một quyển sách nữa, không còn nghĩ về những gì mình đã làm ngày hôm trước nữa, chúng ta không biết liệu còn cách nào khác để học hỏi, suy ngẫm ngoài việc được người khác cung cấp thông tin nữa…
Tư duy của chúng ta đã bị tắc nghẽn bởi quá nhiều thông tin. Lượng thông tin rất lớn tồn đọng trong đầu chúng ta như những mảnh vỡ, không có cách nào để hệ thống lại được, cuối cùng sẽ chỉ khiến chúng ta bị cuốn theo mọi thứ. Điều đáng sợ nhất là chúng ta đã quá quan tâm đến các tin tức không đâu của các nghệ sĩ hoặc người nổi tiếng nào đó, để ý quá nhiều đến việc riêng của người khác, thậm chí còn hơn cả quan tâm đến chính bản thân mình.
Những tin đồn vô ý, những lời bình luận đầy cay nghiệt, những phán đoán bề nổi chẳng những sẽ phân tán khả năng nhận định của chúng ta, mà còn khiến chúng ta cứ phải lo âu, đầu óc rối loạn.
Điều mà chúng ta cần là khả năng suy ngẫm sâu sắc, thả lỏng và đơn giản hóa mọi việc, vì vậy, cần phải học cách loại bỏ những thông tin dư thừa.
Ở trong thời đại tri thức quá tải, chỉ có cách đơn giản hóa, thì mới có thể tập trung vào những việc thật sự quan trọng.
Thế giới này quá ồn ào, dễ khiến chúng ta đánh mất chính mình. Tận hưởng những thứ thật sự đơn giản mà đáng quý thì mới hiểu được ý nghĩa thực sự của cuộc đời.
👉👉 👉 Nếu bạn muốn thay đổi, mà lại không biết bắt đầu từ đâu, hãy bắt đầu từ việc định kỳ vứt bỏ điều trên, cuộc sống của bạn sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn!
–- Sưu tầm –-